Nuôi chim yến trong nhà là một lĩnh vực đầu tư không còn mới lạ tại Việt Nam chúng ta. Số lượng nhà yến tăng chóng mặt với mật độ ngày càng dày đặc. Những người đầu tư xây dựng nhà yến thường có nguồn thu nhập cao có thể lên đến hàng chục hàng trăm triệu đồng mỗi tháng, nếu như am hiểu sâu rộng về kỹ thuật xây dựng thi công nhà yến cũng như nắm rõ kiến thức về đặc tính của loài chim yến. Tuy nhiên, không một ai nắm chắc được thời gian qua có bao nhiêu nhà yến thật sự thành công. Có nhiều trường hợp xây dựng nhà nuôi chim yến không đạt hiệu quả như kỳ vọng ban đầu nhưng lại không được đề cập nhiều. Vậy nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của nhà yến là do đâu? Hãy cùng VXnest tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Như thế nào là nhà yến thất bại?
Khái niệm nhà yến thành công và nhà yến thất bại có nhiều cách hiểu khác nhau. Đa số quan điểm cho rằng nhà yến thất bại khi đã đi vào hoạt động một khoảng thời gian nhất định mà không dẫn dụ được nhiều chim về sinh sống và làm tổ. Tình trạng này hay còn được gọi là nhà yến chậm chim.
Hiện trạng nhà yến thất bại và chậm chim khiến không ít chủ nhà yến lao đao và nản lòng, bởi chưa kịp thu lại được vốn đầu tư ban đầu thì phải tiếp tục bỏ thêm chi phí sửa chữa và bảo dưỡng nhà nuôi yến. Nguyên nhà nhà yến thất bại có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố, nhưng hai nguyên nhân chính là do chủ nhà yến không nắm rõ đặc tính của loài chim này và thiếu kiến thức kỹ thuật liên quan đến quá trình xây dựng và thi công nhà yến.
Không hiểu rõ đặc tính của chim yến
Đa số các nhà yến thất bại là do bắt đầu nuôi yến bằng kiến thức hạn hẹp. Nhiều chủ nhà yến chạy theo phong trào nuôi yến với tâm lý nóng vội, mong muốn nhanh chóng thu được lợi nhuận mà chưa hiểu rõ đặc tính của loài chim này. Đây là một sai lầm lớn dẫn đến tình trạng dẫn dụ chim yến không hiệu quả. Một số đặc điểm tiêu biểu ở chim yến cần chú trọng tìm hiểu như:
- Là loài chim ưa ẩm và ưa ấm
- Tập tính bầy đàn mạnh mẽ
- Sống trong tối, định vị bằng mùi và âm thanh
- Khứu giác và thính giác vô cùng nhạy cảm
- Sinh sản quanh năm, mùa sinh sản chính thường bắt đầu và kéo dài cho đến hết mùa mưa
- Vùng kiếm ăn lý tưởng là những khu vực có nhiều côn trùng bay với tỉ lệ ưu tiên được phân chia như sau: khu vực có cây thấp dưới 1m (đồng lúa, bụi cây,…) chiếm 50%, khu vực có cây cao trên 5m (đồi, núi,…) chiếm 30%, mặt nước thoáng (sông, hồ, biển,…) chiếm 20%.
Không nắm bắt được các tập tính trên dễ khiến chim yến rời đi hoặc không ở lại làm tổ, lúc này thất bại là lẽ đương nhiên. Đừng ngần ngại liên hệ với các chuyên gia và kỹ thuật viên uy tín trong ngành để nhận được sự cố vấn chi tiết, cũng như tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho nhà yến.
Không có kiến thức trong kỹ thuật thi công và xây dựng
Phải chăng cứ đầu tư tiền vào xây dựng nhà yến và lắp đặt thiết bị nhà yến thì sẽ thành công dẫn dụ chim về làm tổ? Câu trả lời là nghề nuôi yến không đơn giản như những gì được viết trên mạng, bởi nếu đầu tư mà không am hiểu về chuyên môn kỹ thuật xây dựng nhà yến, không hiểu về các thiết bị âm thanh dẫn dụ chim yến, không coi trọng khâu khảo sát địa điểm xây dựng nhà yến thì tỉ lệ nhà yến thất bại là tương đối cao. Để xây dựng một nhà nuôi yến thành công, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật xây dựng và thi công nhà yến phải được xem xét kỹ lưỡng.
Kỹ thuật xây dựng nhà thô
Mô hình nhà nuôi yến đúng kỹ thuật phải đảm bảo tuân thủ 7 nguyên tắc: âm thanh, độ ẩm, nhiệt độ, khí lưu, an toàn, ánh sáng và mùi.
- Âm thanh: tính đồng bộ là yếu tố hàng đầu, khi phát loa dụ yến thì nên đồng bộ loa trước khi đồng bộ âm. Dùng loa cửa, loa dẫn trên cùng 1 Amply.
Để hiểu thêm về kỹ thuật lựa chọn và lắp đặt hệ thống âm thanh dẫn dụ, xem thêm tại những lỗi thường gặp khi lắp loa nhà yến.
- Độ ẩm: chim yến là loài ưa ẩm. Giới hạn độ ẩm cụ thể được các kỹ thuật viên khuyến nghị là từ 80-90%. Đặc biệt, độ ẩm bên trong nhà nuôi yến không được thấp hơn 75% bởi mức độ này không đủ ẩm để tổ yến bám được vào vách hang.
- Nhiệt độ: chim yến là loài ưa ấm, chúng thích sinh sống và làm tổ ở những nơi có nhiệt độ dao động từ 27-32 độ C. Nhiệt độ lý tưởng bên trong nhà yến là 30 độ C. Để tránh tình trạng bị sốc nhiệt ở chim yến, nhà yến phải đảm bảo nhiệt độ môi trường bên ngoài và bên trong nhà yến không được chênh lệch quá 5 độ C.
- Khí lưu: Dẫn khí trong nhà yến vô cùng quan trọng. Thường các nhà yến khi xây phải tuân thủ bản vẽ thiết kế bố trí thông tầng để đạt được vận khí tốt nhất. Phải cân khí sao cho hiệu quả để chim vào một cách dễ dàng. Phần lớn nhà yến đa số áp dụng thông hơi xung quanh tường để tạo hiệu quả với chi phí thấp lúc xây nhà yến. Lỗi thiết kế nghiêm trọng nhất liên quan đến khí lưu là bố trí các phòng không hiệu quả. Để khắc phục lỗi này thường tốn rất nhiều thời gian công sức và chi phí.
- An toàn: chỗ ở của chim yến phải luôn được đảm bảo tránh xa các loài thiên địch và động vật có khả năng gây hại đến chim yến, như đại bàng, gián, nhện, chuột, dơi,…Yếu tố an toàn cho chim yến nếu không được lưu ý. Chim yến sẽ không làm tổ hoặc lúc đang làm tổ chúng sẽ bỏ đi không bao giờ quay lại khiến nhà yến không thành công.
Tham khảo một số loại hoá chất hỗ trợ xua đuổi côn trùng trong nhà yến được bán tại VXnest, như thuốc diệt côn trùng SODAX giúp tạo môi trường an toàn cho chim yến.
- Ánh sáng: chim yến là loài thích sống trong tối nhưng không hoàn toàn tối đến mức 0 lux, độ sáng lý tưởng bên trong nhà yến là từ 0.2 lux trở lên. Nhà yến có quá nhiều ánh sáng sẽ khó dẫn dụ được chúng đến làm tổ.
- Mùi: mặc dù yến định vị bằng mùi nhưng khứu giác của loài chim này cũng vô cùng nhạy cảm, do đó việc tạo mùi sinh cảnh phải dừng tại một giới hạn nhất định tránh làm chim bỏ đi vì môi trường bên trong nhà yến quá nồng nặc. Quá trình tạo mùi nên kèm theo cả vệ sinh phân yến định kỳ.
Khảo sát địa điểm xây nhà yến
Thứ nhất, địa điểm xây dựng nhà yến ảnh hưởng đến môi trường sống của chim yến vì khí hậu có tác động đáng kể đến môi trường bên trong nhà yến. Do đó nhà yến phải được thiết kế dựa trên kết quả khảo sát khí hậu tại địa điểm dự tính xây dựng nhà yến. Theo một số tài liệu về môi trường, khu vực xây nhà yến được phân thành 2 loại:
- Khu vực có nhiệt độ trung bình từ 27 độ C trở lên: trần nhà cao tối thiểu so với mặt sàn là 3m, và tối đa là 4.5m.
- Khu vực có nhiệt độ trung bình dưới 27 độ C: trần nhà cao tối thiểu so với mặt sàn là 2.5m, và tối đa là 3.5m.
Thứ hai, địa điểm xây dựng nhà yến ảnh hưởng đến đặc tính sinh trưởng của chim yến. Vị trí lý tưởng để xây nhà yến là nơi có nguồn thức ăn dồi dào, thuận lợi cho việc kiếm ăn của chim yến, chẳng hạn như gần biển, gần sông hồ, kênh rạch, gẩn cánh đồng hoặc các vùng có cây rừng thấp, thưa dân cư và khí hậu ít bị ô nhiễm không khí.
Ngoài những nguyên nhân chính được đề cập bên trên, nhà yến cũng có thể thất bại do một số nguyên nhân chủ quan khác như chủ nhà yến không vững về tâm lý khi đầu tư, lượng bầy đàn “chia bầy kéo cánh” do sự xuất hiện của những nhà yến khác xung quanh khu vực, nguồn thức ăn bị cạn kiệt do đô thị hóa, khí hậu - nhiệt độ - thời tiết biến đổi liên tục tại khu vực nơi xây dựng nhà yến,…
Với 12 năm kinh nghiệm và đã hoàn thành hơn 50 công trình nhà yến lớn nhỏ trên khắp cả nước, đội ngũ VXnest tự tin là một đơn vị có khả năng giải quyết được các vấn đề mà nhiều chủ nhà yến hiện nay đang đối mặt. Hãy liên hệ đến chúng tôi nếu bạn đang băn khoăn về những kỹ thuật quan trọng khi đầu tư vào nghề nuôi yến, chúng tôi nhận tư vấn miễn phí và trao đổi kiến thức nuôi yến để góp phần giúp thị trường nuôi yến Việt Nam ngày một tốt hơn.