Nuôi yến đang được xem là ngành nghề hot trên thị trường ngày nay. Tưởng chừng như bắt đầu khởi nghiệp với nghề nuôi yến, một số người sẽ nghĩ đơn giản. Nhưng thực chất, nó phải đòi hỏi rất nhiều những yếu tố khác nhau. Ngoài chất lượng nhà yến tốt, bạn còn phải đầu tư vào kiến thức, thiết bị chất lượng để không phải tốn chi phí sửa đi sửa lại nhiều lần. Ngoài ra, còn một vấn đề cũng khiến người nuôi khá lo lắng, đó là việc chim yến tự sát ảnh hưởng đến số lượng đàn và hiệu quả nuôi yến. Sau đây, để biết thêm lý do cụ thể là gì, chúng ta cùng tìm hiểu lý do và các cách để khắc phục thông qua bài viết dưới đây nhé.
Nghề nuôi Yến lấy tổ không chỉ phát triển ở Việt Nam mà còn thịnh hành ở rất nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Tổ yến được mệnh danh là vàng trắng, có giá trị dinh dưỡng cao nên sản phẩm này rất được ưa chuộng trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên khi nuôi thường xảy ra hiện tượng chim yến tự sát mà không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân sâu xa của nó. 
Thực hư chim yến tự sát và cách khắc phục

Thực hư chuyện chim yến tự sát

Chim Yến được xem là biểu tượng của lòng chung thuỷ. Chúng thường sống theo cặp đôi. Và nếu như không có hiểu biết về loài chim này thì rất có thể vô tình con người chúng ta phải khiến chúng phải tự sát.
Có câu chuyện kể rằng, chim Yến tự sát thực tế bắt nguồn từ chính cách con người thu hoạch tổ yến. Những người thợ thiếu kinh nghiệm sẽ lấy đi 100% tổ yến, kể cả tổ của yến đang chuyển dạ sắp sinh con. Điều này làm cho chim yến mái khi trở về nhà không có nơi để trú ngụ và sinh con. 
Thực hư chim yến tự sát và cách khắc phục
Việc xây tổ mới cần rất nhiều thời gian và công sức lẫn tiền bạc, chính vì vậy yến mái đã chọn cách lao vào ngay chính nơi ở của mình là chiếc tổ của mình để tự sát. Vì lòng chung thủy, chim yến trống sau đó cũng bay lượn điên cuồng và kêu gào thảm thiết rồi nguyện tự sát theo, quyết không chịu sống cô độc trong suốt đoạn đường còn lại.
Câu chuyện trên mặc dù chưa được khoa học kiểm chứng chính xác thực hư như thế nào, nhưng cũng là bài học kinh nghiệm cần suy nghĩ thấu đáo đối với những người nuôi yến lấy tổ. Cần phải hiểu đặc điểm sinh học cũng như tập tính của loài chim này mới không để xảy ra hiện tượng chim chết hàng loạt như trên.
Thực hư chim yến tự sát và cách khắc phục

Một nguyên nhân khác khiến chim yến chết khi nuôi

Khi nuôi chim yến, mối lo ngại nhất của những chủ đầu tư là hiện tượng chim yến bị chết không rõ nguyên nhân. Dưới đây là một số lý do dẫn đến hiện tượng này:

Sinh lý tự nhiên

Theo nghiên cứu, vòng đời của chim yến cao nhất là từ 12 -15 năm. Do đó mỗi năm sẽ có một lượng chim già yếu dần dần chết đi. Đây là quy luật tự nhiên như những loài khác nên vấn đề chính nằm ở việc lựa chọn chim khỏe mạnh để nuôi.

Thời tiết, khí hậu thay đổi

Nhiệt độ của nhà nuôi Yến tốt nhất là từ 26-28 độ C. Chim Yến là loài không chịu được nhiệt độ lạnh, khắc nghiệt, đặc biệt là chim non chưa có đủ lông để giữ ấm. Nếu nhà nuôi Yến không được đảm bảo cân bằng nhiệt độ sẽ dẫn đến hiện tượng chim bị lạnh và dần dần dẫn đến hiện tượng chết đi.

Yếu tố môi trường sống

Khi độ ẩm, nhiệt độ nhà Yến không được vận hành phù hợp với điều kiện sống tự nhiên của chim, chim sẽ dẫn đến tình trạng chim chết một cách bất thường. Điều này có thể là do ảnh hưởng từ những khí độc hại do con người tạo ra trong quá trình sinh hoạt như khí CO2, NH3, H2S... Độ Ẩm Trong Nhà Yến Như Thế Nào Là Phù Hợp
Để hạn chế hiện tượng chim Yến chết khi nuôi lấy tổ, ngoài những điều kiện ban đầu về vị trí xây nhà, hệ thống âm thanh “dẫn dụ”, cách thu hoạch tổ yến,… thì trong suốt quá trình nuôi chúng ta cần theo dõi chặt chẽ và phát hiện tình trạng nguy cấp để xử lý kịp thời. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp khắc phục được tình trạng này.
Thực hư chim yến tự sát và cách khắc phục
  • Lắp đặt hệ thống Camera giám sát, thiết bị nuôi yến trong nhà để có thể chủ động theo dõi các hành động, tập tính, sức khoẻ diễn biến bất thường của chim.
  • Thường xuyên theo dõi và kiểm tra nhiệt độ phòng, độ ẩm theo định kỳ xem có đảm bảo và phù hợp với điều kiện sinh sống giống với tự nhiên của chim yến hay chưa.
  • Có thống kê chi tiết về số lượng chim trong nhà nuôi, số lượng chim non rơi tổ, số lượng chim chết,… để có hướng giải quyết, xử lý kịp thời nhất.
  • Luôn đảm bảo nhà nuôi yến được sạch sẽ, thoáng mát, phải dọn vệ sinh liên tục.
  • Tạo cho yến một nguồn thức ăn sẵn có xung quanh nhà nuôi bằng cách trồng những loại cây có tác dụng thu hút côn trùng, sâu bọ mà yến có thể ăn được. Ngoài ra có thể tự tạo côn trùng ruồi giấm khi gặp khó khăn để chăm sóc yến.
  • Chủ động phòng bệnh và chữa bệnh cho chim yến kịp thời khi vào mùa dịch bệnh

Thực hư chim yến tự sát và cách khắc phục

Thực hư chim yến tự sát và cách khắc phục

Nuôi chim yến lấy tổ mang lại giá trị kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi người nuôi yến phải am hiểu, giàu kinh nghiệm, hiểu được tâm lý của chim yến. Vì cơ bản, chim yến là một loài động vực khá khó nuôi. Ngoài ra cũng yêu cầu sự kiên trì, say mê và hứng thú với lĩnh vực này. Chuyện chim yến tự sát dù thực dù hư không còn quan trọng nếu như người nuôi chim biết áp dụng kỹ thuật nuôi một cách đúng đắn. Nếu bạn cần cung cấp giải pháp cũng như tư vấn kỹ thuật nuôi chim yến đúng cách hãy liên hệ tới công ty VXNest. Đơn vị hàng đầu trong tư vấn - khảo sát- thi công- lắp đặt, xây dựng nhà yến trọn gói sẽ giúp bạn khắc phục những sai sót trong trong vấn đề này.